Đang sáng mắt mà nói tới chuyện mù lòa thì chắc sẽ bị rất nhiều người mắng cho là điên rồ.  Thế nhưng, ngày xưa lúc tôi còn bé, tôi đã nhiều lần bị mắng là mù.  Chẳng hạn như có lần chơi rượt bắt, vì mải lo chạy trốn,  tôi đã chạy đâm xầm vào một bà đang đi ngòai đường và bị chửi là “đồ mù”.  Cũng có lần mẹ tôi sai tôi kiếm dùm đồ vật ở trong cái chạn, tôi tìm hoài không thấy nên đã bị mẹ tôi mắng là: “đồ mù”.  Và còn  nhiều lần khác tương tự như thế nữa đã xẩy ra trong cuộc sống của tôi.  Rõ ràng, tôi còn đang sáng mắt thế mà đã bị chửi là mù, vậy mới oan cho tôi chứ.

 
Nếu chúng ta không trở về từ khởi điểm của đời mình, thì làm sao có thể lần bước để tìm về cội nguồn. Từ lúc chúng ta được cất tiếng khóc chào đời cho đến khi đôi mắt ứa lệ giã từ cõi đời. Đã tốn biết bao nhiêu công lao của các đấng bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ để chúng ta được khôn lớn trong một gia đình, trong một tổ quốc. Biết bao công lao của các bậc tiền nhân đã anh dũng dựng nước và giữ nước, để chúng ta có được một mái nhà chung mang tên riêng của dân tộc Việt Nam. Khi lớn lên chúng ta cũng lập nghiệp, lập gia đình, với bao nhiêu vất vả, tiết kiệm để mua được một căn nhà riêng cho con cái trú ẩn, khỏi phải đi ở nhà thuê, nhà mướn. Khi tuổi về già, chúng ta lại cần đến một cái nhà khác nữa mà người ta thường gọi là nhà thương, và khi không còn cứu chữa được nữa thì chết. Thân xác được đưa tạm xuống nhà xác, và rồi thân xác ấy được chôn trong mồ, hay nhà mồ. Còn linh hồn chúng ta về nhà Cha để chịu phát xét riêng.

 
Nhân tháng mười một năm nay, tháng cầu cho các linh hồn. Xin mời các em học thêm một chủ đề mới của đời học sinh, đó là học cách chăm sóc người chết. Thầy giáo trường Dòng cũng biết các em lớp 12 đang bận rộn với kỳ thi, cầu chúc các em đầy may mắn trong kỳ thi cuối năm nhé.

 
Nó là kẻ yếu lòng tin ngay từ thủa nhở. Đời nó nghiệt ngã khi được ra đời trong cảnh gia đình chồng chúa vợ tôi, trong đại gia đình mẹ chồng nàng dâu, của một đất nước nặng về văn hóa của Khổng giáo. Nó không biết tin theo ai, tin những người trong đại gia đình như các cô của nó, bà nội của nó hay tin mẹ của nó. Những lời đồn đãi, những trận đòn chí tử, đã làm cho nó không tin được chính nó là con của bố nó, mà chỉ còn biết nó là con của mẹ nó mà thôi.

 
Đó là câu hỏi của mọi học sinh ham học ở mọi lứa tuổi. Học thì phải thử thách bằng các kỳ thi trong năm học, giữa học kỳ, và cuối học kỳ. Đã có nhiều học sinh đã biểu lộ những buồn vui trên nét mặt sau những kỳ thi. Có những vui mừng thì cũng có những lo lắng và hồi hộp. Có những em vững tin vào khả năng của mình thì cũng có những em thất vọng về sự học của mình. Để tránh những lo lắng thái quá. Người viết xin mời mọi người cùng tham khảo về cách học hành của con em mình trong suốt thời gian còn cắp sách đến trường.

 
Như ai kia xa nhà.

Hưởng được tình thương của đời.

Xin xích lại gần nhau.

Tay kết tay, dâng lời cám ơn.

 
“Quê hương tôi nghèo lắm! Nhưng Chúa thương, chưa ai chết vì đói bao giờ cả. Trước đây cũng thế mà bây giờ cũng thế”.

 
Đứng trên đỉnh đồi nhìn xuống thành phố Hobart, cảnh xe cộ chạy tấp nập, nối đuôi nhau như những đoàn tàu xe lửa đủ màu sắc, mà những chủ nhân của nó đang muốn cố chạy cho đến được công sở đúng giờ. Con sông Derwent nằm uốn khúc quanh thành phố, chạy dài qua các vùng phụ cận, mặt nước sông êm đềm như chưa bao giờ nổi cơn bão tố. Tôi chợt thấy lòng mình như hoà nhập với đất trời, như được nâng hồn lên tới Chúa. Tình Ngài thương tôi như sông dài, biển rộng đang bao phủ lấy tâm hồn của chính tôi. Bỗng như có tiếng thì thầm bên tai tôi, lời kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô: “Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm”.

 
Người ta đang từ cuộc sống giàu có, sung sướng nay phải đổi sang cuộc sống nghèo khó, vất vả. Hay đang từ cuộc sống phóng túng nay phải sống gò bó trong kỷ luật. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta phải cố gắng lắm mới vượt qua những khó khăn ấy được. Chúng ta khi học tập điều gì mới thì đã cực nhọc lắm rồi, nay nếu chúng ta phải từ bỏ thói quen suy nghĩ cũ để học lối suy nghĩ mới, đôi khi lối suy nghĩ mới lại trái ngược lại với cách chúng ta đã suy nghĩ từ trước đến nay thì thật là vất vả lắm thay.


 
Hạnh phúc thay cho nó có được đôi mắt qúy hóa. Mắt là cửa ngõ của tâm hồn, và mắt là đèn soi cho thân xác (Mt. 6, 22-23). Vâng cặp mắt của nó, đã từng được nó sử dụng suốt cả cuộc đời, từ khi nó được sinh ra chào đời cho đến nay. Nó đã dùng cặp mắt của nó vào nhiều việc. Từ việc đọc kinh cầu nguyện, cho đến việc học hành. Những công việc làm nhỏ, to, và tốt hay xấu. Những tham khảo về sách vở hay tài liệu về phim ảnh. Đủ mọi thứ, mọi loại, và mọi hình thức. Thế nhưng, nó ít khi nhìn vào cặp mắt của chính nó, trừ ra khi mắt của nó bị đau, hay bị bụi bậm, gai, rác làm đau. Nó thường nhìn vào mắt của người khác, của vợ, con của nó hay của bạn bè, để tìm giùm những bụi bậm hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng như thánh Matthêu đã thuật lại về lời khuyên: “Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán” (Mt. 7, 3-5). Còn chính nó thì chẳng bao giờ nó rỗi hơi, để đứng trước gương nhìn vào cặp mắt già nua của nó. Màng trắng đục đã kéo che gẩn nửa tròng con mắt. Mặc dù nó thay đổi độ kính hàng năm, nhưng chẳng thấy khấm khá gì hơn được.